30 Oct
30Oct

Cháo nấu trong thời gian này phải đảm bảo cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cùng tham khảo cách nấu cháo cho trẻ 6 tháng tuổi vừa ngon, vừa dễ ăn và hấp dẫn bé.

 

Cháo cho trẻ cần được đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng

 

1. Ăn dặm là gì? 


Đây là một trong những bước khởi đầu cho bé khi bắt đầu chuyển từ bú hoàn toàn sữa mẹ sang tiếp xúc với các loại thực phẩm khác không phải sữa mẹ. Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.

 

Thời điểm chuyển từ ăn sữa sang ăn dặm là giai đoạn các mẹ cần đặc biệt chú trọng khi bắt đầu thay đổi thức ăn cho bé. Lúc này dạ dày của bé vẫn chưa được phát triển hoàn thiện, nên các mẹ chú ý kỹ khi chọn nguyên liệu để nấu cháo cho trẻ. Một bát cháo được xem là đầy đủ chất dinh dưỡng với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:

 2. Phân loại các nhóm chất ăn dặm.


Nhóm cung cấp bột đường:

Là nhóm thực phẩm chứa lượng tinh bột cao như gạo, khoai, lúa mì… Đặc biệt, khi nấu cháo cho trẻ không nên kết hợp nhiều loại gạo hay nhiều loại hạt có thành phần dinh dưỡng và lượng dầu cao sẽ gây chán ăn, và chậm tiêu cho trẻ. Khi trẻ lớn hơn, để tránh tình trạng ăn cháo quá lâu, nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm. 



Nhóm cung cấp chất đạm:




Thịt trắng, lòng đỏ trứng gà là thực phẩm giàu đạm và dễ tiêu được khuyến cáo dùng cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm, sau đó trẻ có thể bắt đầu ăn thêm thị đỏ, cá, tôm cua vào các tháng tiếp theo. Lưu ý, trên một tuổi mới cho trẻ ăn cả quả trứng gà vì dễ gây dị ứng

 Các mẹ hãy tham khảo thêm về hướng dẫn chế biến món ăn cho bé nhé!!

Nhóm cung cấp chất béo:




Trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

 

Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin:




Rau xanh và củ quả. Đây là nhóm chất cung cấp chất xơ và vintamin cho trẻ. Nhóm chất này không cung cấp năng lượng nên lượng ăn cho mỗi bữa cần cân đối hợp lý, tránh tình trạng thiếu tinh bột, ảnh hưởng đến sự lên cân của trẻ. Với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ.



Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.


 

Cháo cho các bé cần được nấu nhừ và rây nhuyễn

 

Tại thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn xay, nghiền nhuyễn. Có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc giàu sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột. Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn các chất rắn, mẹ có thể tiếp tục với các loại trái cây và rau quả và thịt nạc.



3.Cách chế biến cháo nhuyễn dành cho các thiên thần

 

B1: Gạo sau khi làm sạch, được nấu nhừ và rây nhuyễn

 

B2: Thịt/cá/tôm sau khi bỏ vỏ, rửa sạch băm nhuyễn ra, nếu là cá thì nên bỏ xương lấy thịt thôi.

 

B3: Cháo sau khi nhừ, bạn cho thịt (cá, tôm) và nấu cho đến chín. Sau đó bỏ thêm một ít rau xanh vào, vừa sôi lên cho thêm 1 muỗng dầu oliu vào rồi nhấc xuống.

 

B4 :Trước khi cho bé ăn, bạn nên cho cháo vào rây nhuyễn để cho bé có thể ăn dễ dàng hơn

 

Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên lưu ý đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, Rota ở trẻ. Khi cho trẻ ăn cần vệ sinh dụng cụ làm bếp và đồ dùng cho trẻ cẩn thận, sạch sẽ.

 

4.Những lưu ý khi mới bắt đầu tập ăn dặm cho bé

 

 - Cần cho bé tập làm quen với thức ăn dần dần chứ không thể áp dụng một cách trực tiếp và thúc đẩy nhanh quá trình vì mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau. Thực phẩm này đối với bé này thì tốt nhưng đối với bé kia có thể khó hấp thụ. Mẹ nên lưu ý kĩ và thử lại với bé sau 1, 2 tuần nếu lần đầu bé không chịu ăn.

 

 - Chia nhỏ bữa ăn để bé không bị đầy bụng và hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng trong một lần ăn.

 

 - Mẹ nên biết thức ăn nào phù hợp với độ tuổi nào và thức ăn nào tuyệt đối cấm. Nhất là đối với những bé có cha/ mẹ hay bị dị ứng thực phẩm.

 









 - Để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, thực phẩm dành cho bé phải được xay hoặc nghiền nhuyễn.

 

- Nên thay đổi thức ăn theo tuần cho bé để tránh dư thừa chất dinh dưỡng và cũng là để bé tập với những món ăn mới.

 


- Cho bú và ăn dặm song hành với nhau vì thời điểm này bé vẫn cần phải có sữa mẹ để đảm bảo những dinh dưỡng tối cần thiết.

 

- Luôn ở bên cạnh bé khi bé ăn để kịp thời can thiệp nếu bé bị nghẹn

 

Xem các tin tức mới tại mamanbebe

Bình luận
* Các email sẽ không được công bố trên trang web.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING